Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY - VIETCERT

 





TẠI SAO PHẢI XIN GIẤY CHỨNG NHẬN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY?

Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến PCCC. Nghĩa là, khi chấp hành đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy cơ sở của bạn sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. 

Bên cạnh đó việc không chấp hành đúng và đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 
Mức phạt sẽ khác nhau đối với từng đối tượng và lỗi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy, tối đa với cá nhân là 50.000.000 đồng và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tham khảo chi tiết các quy định xử phạt hành chính về PCCC tại Mục 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Lưu ý:

Quy định xử phạt hành chính về phòng cháy chữa cháy đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần so với cá nhân. 

HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy:

1.    Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

2.    Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

3.    Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;

4.    Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;

5.    Bảng thống kê các phương tiện PCCC;

6.    Phương án chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan thẩm quyền theo các hình thức: 

1.    Trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;

2.    Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có);

3.    Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

-------

Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.

Bước 4: Thông báo kết quả

Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 - 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.



CÁC ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP PCCC

Các đối tượng cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo Phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức cao trên 5 tầng hay có khối tích trên 5.000m3;
2. Nhà chung cư, nhà đa năng, nhà tập thể, ký túc xá;
3. Trường học: 

  • Trường dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng, đại học;
  • Trường mầm non, tiểu học (Cấp 1), trung học cơ sở (Cấp 2), trung học phổ thông (Cấp 3);
  • Các trung tâm giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục;

4. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; cửa hàng bách hóa, tiện lợi; cửa hàng ăn uống, nhà hàng;
5. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, các cơ sở lưu trí được thành lập theo Luật Du lịch;
6. Nhà hát; rạp xiếc, rạp chiếu phim; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa; quán karaoke, vũ trường, câu lạc bộ; thẩm mỹ viện; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; cơ sở vui chơi giải trí;
7. Bệnh viện:

  • Cơ sở y tế khám và chữa bệnh;
  • Nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão có quy mô trên 21 giường;
  • Cơ sở phòng chống dịch bệnh;
  • Trung tâm y tế, cơ sở y tế.

8. Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà sách, nhà lưu trữ, hội chợ; cơ sở tôn giáo;
9. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu; nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
10. Cảng hàng không; cảng biển, cảng thủy nội địa từ cấp IV; bến xe ô tô cấp huyện; nhà ga đường sắt có diện tích sàn trên 500m2
11. Các cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao:

  • Sân vận động;
  • Nhà thi đấu thể thao;
  • Cung thể thao trong nhà;
  • Trung tâm thể dục, thể thao;
  • Trường đua, trường bắn.

12. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E;
13. Các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ cao trên 5 tầng/khối tích 5.000m3.     
14. Bãi giữ xe, gara để xe được thành lập theo quy định pháp luật;
15. Nhà máy điện, trạm biến áp;
16. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài trên 500m;
17. Dự án quy hoạch:

  • Dự án quy hoạch xây dựng mới, cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;
  • Dự án cải tạo hay xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến PCCC của khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.                                               

18. Kho vật liệu, vũ khí, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến hay vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp;
19. Cửa hàng xăng dầu trên 1 cây bơm, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn trên 70kg;
20. Nhà kho hàng hóa, vật tư dễ cháy có khối tích trên 1.000m3;
21. Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ gây cháy, nổ, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org 

 

 

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

BLOG QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED ĐỂ BÀN

 

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED ĐỂ BÀN



Theo quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 25/09/2019 thì đèn led thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Sản phẩm chiếu sáng đèn led bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường

Chứng nhận hợp quy đèn Led có một vai trò vô cùng quan trọng mà những nhà sản xuất, nhập khẩu, đơn vị kinh doanh sản phẩm đèn led không được bỏ qua

·         Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led được thực hiện như thế nào?

Chứng nhận hợp quy đèn led là gì?

Là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn led.

Chứng nhận hợp quy đèn led áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn led.

Danh mục các loại sản phẩm đèn led phải được cấp chứng nhận hợp quy:

·         Bóng đèn led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.

·         Đèn điện led thông dụng cố định.

·         Đèn điện led thông dụng di động.

·         Bóng đèn led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

·         Đèn điện led thông dụng cố định.

·         Đèn điện led thông dụng di động.

CHÚNG TA SẼ TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED ĐỂ BÀN TRONG BÀI HÔM NAY

Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led để bàn được thực hiện như thế nào?

Giống với thủ tục và quy trình của các loại đèn led khác.

       Sau khi Doanh nghiệp đưa hàng về kho bảo quản, Doanh nghiệp vần chuẩn bị bộ hồ sơ và mẫu sản phẩm gửi đến Đơn vị được chỉ định làm Kiểm tra chất lượng cho sản phẩm này.



Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn led để bàn bao gồm:

·         Giấy đăng ký chứng nhận: 02 bản

·         Tài liệu kỹ thuật:

-       Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự.

-       Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong (thực hiện hành động chụp ảnh sản phẩm và doanh nghiệp sẽ xác nhận lại bằng dấu treo).

-       Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

Chứng nhận hợp quy đèn leb có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp.

Thủ tục công bố hợp quy đèn leb để bàn

Công bố hợp quy được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá chứng nhận hợp quy đèn led.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy:

Căn cứ theo Thông tư 28/2012 /TT-BKHCN – Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bạn cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy, gồm những giấy tờ sau:

·         Bản công bố hợp quy

·         Một trong những loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bạn như: Giấy đăng ký kinh doanh, Đăng ký hộ kinh doanh, Quyết định thành lập,… hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật. (bản sao công chứng)

·         Giấy chứng nhận hợp quy đèn led kèm dấu hợp quy (bản sao công chứng).

Lưu ý: Yêu cầu bổ sung bản gốc để xem xét, đối chiếu nếu cần thiết trong quá trình xem xét hồ sơ.

Quy trình công bố hợp quy

Bước 1: Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện đánh giá và cấp chứng hợp quy cho sản phẩm đèn led. Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để bạn thực hiện công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành.

 

Quý khách hàng cần tìm hiểu và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org

 

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH SỐ LƯỢNG CHỦNG LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ - VIETCERT

Việc xuất, nhập khẩu hàng hoá đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Những năm gần đây, khối lượng, số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng lớn và có giá trị rất cao vì vậy nên việc thất thoát một lượng nhỏ cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích kinh tế. Giám định thương mại đã ra đời trong hoàn cảnh đó nhằm mục đích để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra trong hoạt động thương mại. Khi tham gia vào quá trình xuất, nhập khẩu hàng hoá, các bên kí kết được khuyến cáo chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực, uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về thực trạng hàng hóa, bảo vệ giá trị hàng hóa, đặc biệt là giảm thiểu rủi ro và tổn thất thương mại cho các bên liên quan.

1.      Giám định thương mại là gì?

Theo Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 đưa ra quy định về dịch vụ giám định hoạt động thương mại có nội dung như sau:

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

Theo đó, giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Kông chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, giám định còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.



2.      Giámđịnh số lượng, chủng loại máy móc thiết bị

Nội dụng của giám định số lượng chủng loại máy móc thiết bị là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa liên quan đến số lượng, chủng loại máy móc, các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất của một hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thương mại và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

3.      Quy trình giám định số lượng, chủng loại máy móc thiết bị

B1: Đăng ký giám định số lượng (theo mẫu đơn đăng ký của VietCert)

B2: Xem xét giấy tờ pháp lý:

-         Đơn đăng ký thông tin giám định

-         Số lượng khai báo máy móc thiết bị

-         Văn bản mô tả tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị

-         Địa điểm, thời gian giám định

B3: Tiến hành giám định, kiểm tra thực tế

-         Đo đạc, kiểm tra, so sánh thông tin thực tế của máy móc thiết bị so với hồ sơ khai báo

-         Lập biên bản giám định

B4: Soát xét

-         Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Giám định viên đối chiếu giữa thực tế với hồ sơ khai báo, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên ngành, lập báo cáo giám định

B5: Ban hành kết quả giám định

-         Lập chứng thư giám định, báo cáo kết quả giám định gửi cho bên yêu cầu.

B6: Thanh lý hợp đồng giám định, lưu hồ sơ giám định

 


4.      Hồ sơ cần cung cấp để thực hiện giám định số lượng, chủng loại máy móc thiết bị nhập khẩu:

-         Tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau)

-         Invoice (hoá đơn thương mại)

-         Contract (hợp đồng mua bán)

-         Bill of lading (Vận đơn)

-         Danh mục hàng hoá, máy móc thiết bị đi kèm (Packing list)

-         Hồ sơ máy móc, tài liệu kỹ thuật

-         Các hồ sơ khác nếu có (C/O, phiếu trừ lùi của Hải quan, …)

Hãy liên hệ với TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình VietCert sẽ là đơn vị uy tín và tin cậy của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về giám định thương mại !!!

️ Hotline: 0905 527 089

📲 Fanpage: Vietcert Centre

#vietcert

#giamdinh

#khoiO5


Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

GIÁM ĐỊNH SỐ LƯỢNG, TÌNH TRẠNG HÀNG HÓA 0905 527 089


GIÁM ĐỊNH SỐ LƯỢNG, TÌNH TRẠNG HÀNG HÓA

Hàng hóa di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ người sản xuất đến người tiêu dung luôn luôn đối diện với nguy cơ tổn thất và nhiều rủi ro khác nhau. Đặc biệt khi có rủi ro, tổn thất… rất dễ xảy ra những tranh chấp giữa các bên liên quan. Để giải quyết những tranh chấp này, người ta dựa vào “điều khoản thương mại quốc tế”, các quy định, các văn bản liên quan đến hang hóa. Trong đó có kết quả của hoạt động giám định

Khái niệm về giám định

Theo luật thương mại (ban hành ngày 14/06/2005), giám định thương mại được hiểu như sau: “giám định là hoạt động thương mại, thực hiện việc xác định tình trạng thực tế hang hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

Theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ban hành ngày 05/12/2007): “giám định là việc xem xét sựu phù hợp của sản phẩm, hang hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm”.

Theo iso 17020 “giám định là kiểm tra một sản phẩm, quá trình, dịch vụ hay lắp đặt, hoặc thiết kế của chúng và xác định sự phù hợp của chúng với các yêu cầu cụ thể hoặc với các yêu cầu chung trên cơ sở đánh giá sự chuyên nghiệp”.



Mục đích của dịch vụ giám định này nhằm đảm bảo cho khách hàng sự tin tưởng rằng hàng hóa được giao đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng với nhà cung cấp.

Người mua hàng hay người bán có thể yêu cầu dịch vụ giám định tình trạng hàng hóa bằng trực quan ngay sau khi kết thúc ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

Dịch vụ này được thực hiện tại thời điểm xếp hàng/ hay dỡ hàng ra khỏi phương tiện chuyên chở, và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhiên (theo phương pháp lấy mẫu thích hợp với từng loại mặt hàng) để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với qui cách và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.

Trong quá trình thực hiện dịch vụ giám định này, đơn vị giám định sẽ kiểm tra bao bì đóng gói và nhãn mác của hàng hóa. Việc kiểm tra cách đóng gói và nhãn mác của hàng hóa nhằm khảng định hàng hóa được đóng gói phù hợp với quá trình vận chuyển. Giám định viên sẽ kiểm tra ngày sản xuất, số lô, ngày hết hạn (nếu có), ký hiệu, chi tiết đóng gói, giấy chứng nhận của nhà cung cấp và nhãn mác của hàng hóa.

Những đặc tính hoặc chất lượng của hàng hóa không thể xác định bằng trực quan ví dụ như phẩm cấp của thép sẽ được xác nhận khi người bán cung cấp chứng từ để chứng minh. Nếu không có những qui định khác, đơn vị giám định sẽ không chấp thuận những chứng từ này.

Dịch vụ này được áp dụng cho tất cả các lọai hàng hóa mà không bao gồm hàng hóa bị tổn thất hay thiếu hụt do quá trình bốc dỡ hay lưu kho.

Tại sao cần giám định tình trạng hàng hóa?

- Chứng thư giám định chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đòng của bên bán, là cơ sở để thanh toán tiền hàng hóa.

- Chứng thư giám định cũng là sơ sở xác nhận đúng và đủ hàng hóa, giúp bên mua không phải tự kiểm tra hàng hóa. Đảm bảo cho khách hàng sự tin tưởng rằng hàng hóa được giao đúng và đủ theo thỏa thuận hợp đồng.

- Kiểm tra xem hàng hóa có đúng với mô tả trong hợp đồng hay không.

- Trong các hoạt động thương mại, những tranh chấp, rủi ro luôn thường trực, các nhà kinh doanh luôn phải đối diện với các rủi ro, tổn thất kinh tế khi hàng hóa lưu thông trên thị trường vì vậy giám định tình trạng hàng hóa làm tăng trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào hợp đồng thương mại.

- Kết quả giám định tình trạng còn giúp cho cơ quan điều tra trong việc xác định chính xác số lượng/khối lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị còn lại, giá cả của hàng hóa/tài sản, giúp điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến tham ô, buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng…

Các bước tiến hành giám định tình trạng.

Bước 1: Nghiên cứu giấy tờ pháp lý

- Đơn đăng ký từ khách hàng bao gồm nội dung thông tin và yêu cầu của khách hàng

- Số lượng, khối lượng hàng hóa

- Catalog, tài liệu kỹ thuật, hình ảnh và nhãn mác, bao bì của hàng hóa.

- Hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, danh mục hàng hóa…

- Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định

Bước 2: Kiểm tra thực tế

- Đến địa điểm giám định

- Lấy mẫu (nếu có)

- Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ…

- Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hóa so với hồ sơ thực tế.

- Xác định số lượng, khói lượng thiệt hại, tình trạng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất, mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù từng loại tài sản hàng hóa giám định; lập biên bản mô tả, chụp hình, ghi hình đặc điểm chung – riêng thể hiện chất lượng của hàng hóa.

Bước 3: Soát xét và phân tích

- Giám định viên đối chiếu giữ thực tế, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên nhành để xác định tình trạng của hàng hóa, lập báo cáo giám định theo các nội dung cơ bản:

+ Đặc điểm pháp lý

+ Đặc điểm kỹ thuật

+ Điều kiện bảo quản

+ Tình trạng bao bì, nhãn mác

+ Điều kiện vận hành, chạy thử

+ các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng của tài sản, hàng hóa, ....

Bước 4: Kết quả giám định
- Lập chứng thư giám định và kết quả giám định gửi cho khách hàng.

Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của Vietcert

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.

VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Mọi yêu cầu về hỗ trợ giám định tình trạng, chất lượng, số lượng hàng hóa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre
Website: www.vietcert.org




Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY MÁY KHOAN ĐIỆN - ĐIỆN QCVN9 – VIETCERT

 QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY MÁY KHOAN ĐIỆN - ĐIỆN QCVN9 – VIETCERT

Máy khoan điện hoạt động bằng động cơ điện là một sản phẩm nằm trong nhóm cần chứng nhận hợp quy tương thích điện từ. Việc công bố chứng nhận hợp quy máy khoan điện theo QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ nhằm quản lý giới hạn phát xạ nhiệu điện từ phát ra từ thiết bị. Qua bài viết sau, Trung Tâm VIETCERT xin tư vấn dịch vụ chứng nhận hợp quy máy khoan điện do VIETCERT cung cấp theo quy định mới nhất 2023.


I.Căn cứ pháp lý:

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ đối với các sản phẩm điện, điện từ và căn cứ theo quyết định số 1983/QĐ-TĐC của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng ban hành hướng dẫn chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trên. Quy chuẩn ban hành đối với các sản phẩm sản xuất tại nước ta hoặc nhập khẩu

II. Tổ chức nào cần chứng nhận hợp quy máy khoan điện:

Áp dụng với tất cả các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức hay cá nhân thực hiện sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng này.

III. Phương thức chứng nhận hợp quy tương thích điện từ

Phương thức chứng nhận hợp quy Các thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước, nhập khẩu và kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về EMC theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thử nghiệm phải được thực hiện bởi phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được thừa nhận của bên thứ ba.

Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm.

IV. Hồ sơ cần thiết:

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy và nộp cho Vietcert

-       Đối với máy khoan điện sản xuất trong nước:

+ Đăng ký chứng nhận hợp quy (theo fom mẫu của Vietcert)

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy thành lập doanh nghiệp, bao gồm nhà máy sản xuất (trong trường hợp là doanh nghiệp sản xuất);

+ Hồ sơ thiết bị: bản vẻ thiết bị, hướng dẫn sử dụng;

+ Hợp đồng mua bán, gia công (trong trường hợp là doanh nghiệp kinh doanh);

+ Bản kết quả thử nghiệm của sản phẩm được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền

+ Giấy chứng nhận hợp quy kỳ trước (nếu có).

-       Đối với máy khoan điện nhập khẩu:

+ Đăng ký chứng nhận hợp quy (theo fom mẫu của Vietcert)

+ Chứng từ nhập khẩu: Hợp đồng, hóa đơn, packing list (nếu có), vận đơn, tờ khai;

+ Hồ sơ thiết bị: Bản vẽ, hướng dẫn sử dụng, test report/CQ, CO (nếu có)

+ Bản kết quả thử nghiệm của sản phẩm được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền

V. Các bước chứng nhận hợp quy máy khoan điện tại Vietcert

Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Doanh nghiệp thực hiện cung cấp thông tin cho VIETCERT để đăng ký chứng nhận, các thông tin như: Thông tin doanh nghiệp, thông tin thiết bị

Bước 2: Đánh giá hồ sơ: VIETCERT sẽ đánh giá thiết bị qua hồ sơ

Bước 3: Đánh giá nhà máy: VIETCERT sẽ đánh giá trực tiếp tại nhà máy sản xuất hoặc tại kho hàng để kiểm tra sản phẩm theo yêu cầu của quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN

Bước 4: Cấp chứng chỉ hợp quy và tem hợp quy: Sau khi hoạt động đánh giá kết thúc, toàn bộ kết quả phù hợp với quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ hợp quy và dán tem hợp quy

Bước 5: Thực hiện công bố hợp quy: Sau khi doanh nghiệp có được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện công bố theo yêu cầu của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

VI. Lợi ích khi sản phẩm được chứng nhận hợp quy.

- Giúp doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và ngoài nước.

- Là bằng chứng chứng minh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp có chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo an toàn chất lượng và đáp ứng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định, luật định hiện hành của Nhà nước về việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhóm 2.

- Tạo cơ hội cho các doanhh nghiệp nước ngoài có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật để đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường Việt Nam và được khách hàng chấp nhận một cách dễ dàng.

- Là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của mình đối với cộng đồng về sản phẩm hàng hóa của mình trong mối tương quan với các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tai nạ lao động…

Mọi nhu cầu và thắc mắc liên quan đến chứng nhận hợp quy máy khoan điện quý khách vui lòng liên hệ ngay cho Trung Tâm Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert - 0905727089 để được hỗ trợ tối đa.