Việc xuất, nhập khẩu hàng hoá đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thị trường. Những năm gần đây, khối lượng, số lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu ngày càng lớn và có giá trị rất cao vì vậy nên việc
thất thoát một lượng nhỏ cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến
lợi ích kinh tế. Giám định thương mại đã ra đời trong hoàn cảnh đó nhằm mục
đích để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra trong hoạt động thương mại. Khi
tham gia vào quá trình xuất, nhập khẩu hàng hoá, các bên kí kết được khuyến
cáo chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực, uy tín
để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về thực trạng hàng hóa, bảo vệ giá trị
hàng hóa, đặc biệt là giảm thiểu rủi ro và tổn thất thương mại cho các bên liên
quan.
1.
Giám
định thương mại là gì?
Theo Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 đưa ra quy định
về dịch vụ giám định hoạt động thương mại có nội dung như sau:
Dịch vụ giám định là hoạt
động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để
xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội
dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.
Theo đó, giám định thương
mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng
giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc
giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công
nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp.
Kông chỉ góp phần hạn chế rủi ro
trong kinh doanh, giám định còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công
tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các
nhà đầu tư.
2.
Giámđịnh số lượng, chủng loại máy móc thiết bị
Nội dụng của giám định số
lượng chủng loại máy móc thiết bị là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa
liên quan đến số lượng, chủng loại máy móc, các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến
tổn thất của một hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ
thương mại và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
3.
Quy trình giám
định số lượng, chủng loại máy móc thiết bị
B1: Đăng ký giám định số lượng (theo mẫu đơn đăng ký của
VietCert)
B2: Xem xét giấy tờ pháp lý:
-
Đơn đăng ký thông tin giám định
-
Số lượng khai báo máy móc thiết bị
-
Văn bản mô tả tình trạng kỹ thuật của máy
móc thiết bị
-
Địa điểm, thời gian giám định
B3: Tiến hành giám định,
kiểm tra thực tế
-
Đo đạc, kiểm tra, so sánh thông tin thực tế
của máy móc thiết bị so với hồ sơ khai báo
-
Lập biên bản giám định
B4: Soát xét
-
Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Giám định
viên đối chiếu giữa thực tế với hồ sơ khai báo, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản
chuyên ngành, lập báo cáo giám định
B5: Ban hành kết quả giám
định
-
Lập chứng thư giám định, báo cáo kết quả
giám định gửi cho bên yêu cầu.
B6: Thanh lý hợp đồng
giám định, lưu hồ sơ giám định
4.
Hồ sơ cần cung cấp để thực hiện giám định số lượng, chủng loại máy móc
thiết bị nhập khẩu:
-
Tờ khai hải
quan (có thể bổ sung sau)
-
Invoice (hoá
đơn thương mại)
-
Contract (hợp
đồng mua bán)
-
Bill of
lading (Vận đơn)
-
Danh mục hàng
hoá, máy móc thiết bị đi kèm (Packing list)
-
Hồ sơ máy móc, tài liệu kỹ thuật
-
Các hồ sơ khác nếu có (C/O, phiếu trừ lùi
của Hải quan, …)
Hãy liên hệ với TRUNG TÂM
GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Với đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, nhiệt tình VietCert sẽ là đơn vị uy tín và tin cậy của các doanh
nghiệp, cá nhân có nhu cầu về giám định thương mại !!!
☎️ Hotline: 0905 527 089
📲 Fanpage: Vietcert Centre
#vietcert
#giamdinh
#khoiO5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét