Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận chất lượng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận chất lượng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY - VIETCERT

 





TẠI SAO PHẢI XIN GIẤY CHỨNG NHẬN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY?

Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến PCCC. Nghĩa là, khi chấp hành đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy cơ sở của bạn sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. 

Bên cạnh đó việc không chấp hành đúng và đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 
Mức phạt sẽ khác nhau đối với từng đối tượng và lỗi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy, tối đa với cá nhân là 50.000.000 đồng và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tham khảo chi tiết các quy định xử phạt hành chính về PCCC tại Mục 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Lưu ý:

Quy định xử phạt hành chính về phòng cháy chữa cháy đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần so với cá nhân. 

HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy:

1.    Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

2.    Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

3.    Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;

4.    Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;

5.    Bảng thống kê các phương tiện PCCC;

6.    Phương án chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan thẩm quyền theo các hình thức: 

1.    Trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;

2.    Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có);

3.    Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

-------

Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.

Bước 4: Thông báo kết quả

Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 - 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.



CÁC ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP PCCC

Các đối tượng cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo Phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức cao trên 5 tầng hay có khối tích trên 5.000m3;
2. Nhà chung cư, nhà đa năng, nhà tập thể, ký túc xá;
3. Trường học: 

  • Trường dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng, đại học;
  • Trường mầm non, tiểu học (Cấp 1), trung học cơ sở (Cấp 2), trung học phổ thông (Cấp 3);
  • Các trung tâm giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục;

4. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; cửa hàng bách hóa, tiện lợi; cửa hàng ăn uống, nhà hàng;
5. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, các cơ sở lưu trí được thành lập theo Luật Du lịch;
6. Nhà hát; rạp xiếc, rạp chiếu phim; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa; quán karaoke, vũ trường, câu lạc bộ; thẩm mỹ viện; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; cơ sở vui chơi giải trí;
7. Bệnh viện:

  • Cơ sở y tế khám và chữa bệnh;
  • Nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão có quy mô trên 21 giường;
  • Cơ sở phòng chống dịch bệnh;
  • Trung tâm y tế, cơ sở y tế.

8. Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà sách, nhà lưu trữ, hội chợ; cơ sở tôn giáo;
9. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu; nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
10. Cảng hàng không; cảng biển, cảng thủy nội địa từ cấp IV; bến xe ô tô cấp huyện; nhà ga đường sắt có diện tích sàn trên 500m2
11. Các cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao:

  • Sân vận động;
  • Nhà thi đấu thể thao;
  • Cung thể thao trong nhà;
  • Trung tâm thể dục, thể thao;
  • Trường đua, trường bắn.

12. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E;
13. Các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ cao trên 5 tầng/khối tích 5.000m3.     
14. Bãi giữ xe, gara để xe được thành lập theo quy định pháp luật;
15. Nhà máy điện, trạm biến áp;
16. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài trên 500m;
17. Dự án quy hoạch:

  • Dự án quy hoạch xây dựng mới, cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;
  • Dự án cải tạo hay xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến PCCC của khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.                                               

18. Kho vật liệu, vũ khí, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến hay vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp;
19. Cửa hàng xăng dầu trên 1 cây bơm, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn trên 70kg;
20. Nhà kho hàng hóa, vật tư dễ cháy có khối tích trên 1.000m3;
21. Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ gây cháy, nổ, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org 

 

 

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

TÌM HIỀU CHẤT BÉO (LIPIT) TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN (TATS) - DEMING

 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây là các yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thủy sản và cũng góp phần quan trọng vào thành công của mô hình chăn nuôi. Nhiều người thắc mắc không biết chất béo (lipit) là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết của Viện Năng suất Chất lượng Deming về khái niệm, nguồn gốc và vai trò của lipit đối với thủy sản.


1. Khái niệm và phân loại lipid:
     - Khái niệm: Lipid là những este giữa alcol và acid béo.
     - Phân loại: Lipid trong thực phẩm có nhiều loại như triglycerid, phosphorlipid, cholesterol, lipoprotein, glycolipid và sáp. Trên cơ sở đó lipid được chia làm 2 loại:
     + Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm carbon (C), hydro (H) và oxy (O) như triglyceride.
     + Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S… ví dụ phospholipid (chất béo có kèm thêm phospho), cholesterol…
     Lipid quan trọng nhất đối với cơ thể người gồm 3 loại chính là triglycerid, phosphorlipid và cholesterol trong đó triglyceride chiếm 95% tổng lượng lipid từ thức ăn đưa vào cơ thể.

2. Nguồn lipid: 
      Lipid trong thực phẩm có từ hai nguồn khác nhau động vật và thực vật. Nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như là dầu tinh luyện, shortening, bơ thực vật (margarin), đậu lạc, đậu nành, vừng… Còn nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, thuỷ sản…

  Các chất béo có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, chất béo nguồn gốc thực vật gọi là dầu. Các loại chất béo động vật thường chứa nhiều acid béo no (acid béo bão hòa) dễ bị đông đặc hơn trong khi các chất béo thực vật có nhiều acid béo không no (acid béo chưa bão hòa) thường có nhiệt độ đông đặc cao hơn. Acid béo không no có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là đối với hệ tim mạch, nên về mặt nguyên tắc các loại chất béo có nhiệt độ đông đặc càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe và ngược lại. Mỡ cá dù có nguồn gốc động vật, nhưng chứa nhiều acid béo không no (Omega-3, Omega-6, Omega-9…) nên ít đông đặc và được xem là một loại chất béo tốt. Dầu thực vật nếu đã được no hóa (ví dụ làm margarine, shorterning…) hoặc dầu của các cây họ cọ (dầu cọ, dầu dừa…) cũng có nhiệt độ đông đặc cao hơn nên không có lợi cho sức khỏe.
3. Vai trò dinh dưỡng của lipid đối với thủy sản:
     Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật. Lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8- 9 kcal/gam) và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như là chất vận chuyển vitamin tan trong dầu và sterols. Ngoài ra trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.

Với vai trò của lipid quan trọng như vậy, nên lipid hiện nay là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lượng thức ăn cho động vật thủy sản, Nhiều kết quả nghiên cứu về nhu cầu các acid béo của động vật thủy sản đã được công bố và ứng dụng vào thực tế sản xuất đem lại hiệu quả cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy lipid có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng và giống. Ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục thức ăn được bổ sung nguồn lipid thích hợp sẽ nâng cao sức sinh sản của động vật thủy sản cũng như chất lượng của giống.

Đối với các loài cá cảnh (ví dụ như cá koi và cá vàng), do điều kiện nuôi nhốt trong bể nên việc tiêu hao năng lượng. Nếu lượng thức ăn cho ăn quá nhiều, lượng mỡ sẽ tích tụ nhiều trên cơ thể cá nuôi làm xuất hiện những biến dạng trên cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của động vật thủy sản.


Viện Năng suất Chất lượng Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiệm các sản phẩm thức ăn thủy sản với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003).

Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm Lipit trong tất cả các nền mẫu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản...), hãy liên hệ ngay Viện Năng suất Chất lượng DemingHotline 0905.527.089

Địa chỉ trụ sở: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Địa chỉ thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Thức ăn chăn nuôi cần chứng nhận hợp quy

Trước tiên, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert xin gửi tới anh/chị cùng Quý Công ty lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.
Vietcert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến quý Công ty dịch vụ Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm sau:
§   Chứng nhận đối với lĩnh vực hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn ISO 9001/ TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; HACCP
§   Chứng nhận sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế phù hợp với VietGAP trong lĩnh vực nông nghiệp như: Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong; Trồng trọt rau quả, cà phê, chè búp, lúa.
§   Chứng nhận hợp quy phân bón theo thông tư số  36 /2010/TT-BNNPTNT như: Phân NPK, Phân Urê; Supe lân; Phân lân nhập khẩu; DAP, phân lân nung chảy; Phân hữu cơ; Phân hữu cơ sinh học; Phân hữu cơ khoáng; Phân hữu cơ vi sinh; Phân vi sinh vật; Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng; Các loại phân bón: Hữu cơ; Hữu cơ khoáng; Hữu cơ vi sinh; Hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến  từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Cao su thiên nhiên SVR phù hợp tiêu chuẩn TCVN 3769:2004; Latex cao su thiên nhiên cao đặc. Các loại ly tâm hoặc kem hóa được bảo quản bằng amoniac phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6314:2007.
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Ống bê tông cốt thép thoát nước phù hợp Tiêu chuẩn TCXDVN 372:2006, ASTM C76M; Cột điện bê tông cốt thép li tâm phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5847:1994; Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước TCVN 7888:2008;
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Gạch bê tông tự chèn phù hợp Tiêu chuẩn TCVN 6476:1999; Gạch Block bê tông TCVN 6477:2011; Gạch xi măng lát nền phù hợp Tiêu chuẩn TCVN 6065:1995; Bê tông nhẹ - Blốc bê tông khí chưng áp (ACC) TCVN 7959:2011; Gạch rỗng, gạch đặc đất sét nung phù hợp tiêu chuẩn TCVN 1450:2009, TCVN 1451:2009;
§   Chứng nhận hợp quy sản phẩm Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà phù hợp quy chuẩn QCVN 01-10:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-11:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn phù hợp quy chuẩn QCVN 01-12:2009; Thức ăn cho bê và bò thịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-13:2009; Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp quy chuẩn QCVN 01-77:2011;.....
§   Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi Premix Vitamin phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3142:1993, Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi Premix khoáng vi lượng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3143:1993, Thức ăn chăn nuôi Khô dầu lạc phù hợp với TCVN 4585:2007, Thức ăn chăn nuôi dạng viên nhỏ bổ sung vitamin E phù hợp với TCVN 4803:1989.
§   Kiểm tra và xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhập khẩu.
§   Chứng nhận hợp quy sản phẩm thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
§   Chứng nhận hợp quy đối với Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
§   Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Với đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành được đào tạo trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho Quý công ty dịch vụ chứng nhận vượt trội.
Trân trọng cám ơn!
Thanks & best regards,
Dạ Quyên
---------------------------------------------------
Liên hệ 0903 587 699
Skype: nana147dn
YH! hopchuan11

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Phương thức đánh giá hợp quy

Phương thức đánh giá hợp quy


Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;
h) Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Lợi ích của chứng nhận VietGAP và GlobalGAP

Lợi ích của chứng nhận VietGAP & GlobalGAP

Chứng nhận sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng nhận giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
Sản phẩm nông nghiệp  được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được thừa nhận trên thị trường Việt Nam.
Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính. Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP sẽ được nhận biết thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xét nguồn gốc nên có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử.
Thủ tục chứng nhận
  -  Đăng ký với tổ chức chứng nhận và ký hợp đồng chứng nhận.
  -  Đánh giá chứng nhận và khắc phục sự không phù hợp (nếu có).
  -  Cấp giấy chứng nhận (hiệu lực không quá 1 năm).
  -  Đánh giá giám sát, duy trì chứng nhận (hàng năm).
  -  Mở rộng, thu hẹp sản phẩm được chứng nhận.
  -  Công bố sản phẩm được chứng nhận (Việt Nam hoặc toàn cầu).

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Chứng nhận


Chứng nhận là khi một bên thứ ba đưa ra một đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm (kể cả dịch vụ), quá trình, con người, tổ chức hoặc dịch vụ phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
Chứng nhận sản phẩm. Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao gồm giám sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng và thử nghiệm mẫu lấy tại cơ sở sản xuất và/hoặc trên thị trường. Các phương thức chứng nhận sảnphẩm khác bao gồm thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm trong quá trình giám sát, trong khi các phương thức khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn được gọi là thử nghiệm mẫu điển hình.
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Một ví dụ rõ nhất về chứng nhận là đã có hơn 897.866 tổ chức tại 170 quốc gia được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001. Cần phải lưu ý rằng bản thân ISO không tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các hệ thống quản lý chất lượng, không cấp chứng chỉ sự phù hợp với tiêu chuẩn này hay các tiêu chuẩn khác. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành độc lập với ISO bởi hơn 800 tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức đăng ký hoạt động quốc tế.