Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chứng nhận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

GIÁM ĐỊNH SỐ LƯỢNG, TÌNH TRẠNG HÀNG HÓA 0905 527 089


GIÁM ĐỊNH SỐ LƯỢNG, TÌNH TRẠNG HÀNG HÓA

Hàng hóa di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ người sản xuất đến người tiêu dung luôn luôn đối diện với nguy cơ tổn thất và nhiều rủi ro khác nhau. Đặc biệt khi có rủi ro, tổn thất… rất dễ xảy ra những tranh chấp giữa các bên liên quan. Để giải quyết những tranh chấp này, người ta dựa vào “điều khoản thương mại quốc tế”, các quy định, các văn bản liên quan đến hang hóa. Trong đó có kết quả của hoạt động giám định

Khái niệm về giám định

Theo luật thương mại (ban hành ngày 14/06/2005), giám định thương mại được hiểu như sau: “giám định là hoạt động thương mại, thực hiện việc xác định tình trạng thực tế hang hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.

Theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ban hành ngày 05/12/2007): “giám định là việc xem xét sựu phù hợp của sản phẩm, hang hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm”.

Theo iso 17020 “giám định là kiểm tra một sản phẩm, quá trình, dịch vụ hay lắp đặt, hoặc thiết kế của chúng và xác định sự phù hợp của chúng với các yêu cầu cụ thể hoặc với các yêu cầu chung trên cơ sở đánh giá sự chuyên nghiệp”.



Mục đích của dịch vụ giám định này nhằm đảm bảo cho khách hàng sự tin tưởng rằng hàng hóa được giao đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng với nhà cung cấp.

Người mua hàng hay người bán có thể yêu cầu dịch vụ giám định tình trạng hàng hóa bằng trực quan ngay sau khi kết thúc ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo hàng hóa đã được giao theo đúng yêu cầu của hợp đồng.

Dịch vụ này được thực hiện tại thời điểm xếp hàng/ hay dỡ hàng ra khỏi phương tiện chuyên chở, và xác định đặc tính của hàng hóa thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhiên (theo phương pháp lấy mẫu thích hợp với từng loại mặt hàng) để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với qui cách và đặc tính của sản phẩm như đã miêu tả trong hợp đồng mua bán hay không.

Trong quá trình thực hiện dịch vụ giám định này, đơn vị giám định sẽ kiểm tra bao bì đóng gói và nhãn mác của hàng hóa. Việc kiểm tra cách đóng gói và nhãn mác của hàng hóa nhằm khảng định hàng hóa được đóng gói phù hợp với quá trình vận chuyển. Giám định viên sẽ kiểm tra ngày sản xuất, số lô, ngày hết hạn (nếu có), ký hiệu, chi tiết đóng gói, giấy chứng nhận của nhà cung cấp và nhãn mác của hàng hóa.

Những đặc tính hoặc chất lượng của hàng hóa không thể xác định bằng trực quan ví dụ như phẩm cấp của thép sẽ được xác nhận khi người bán cung cấp chứng từ để chứng minh. Nếu không có những qui định khác, đơn vị giám định sẽ không chấp thuận những chứng từ này.

Dịch vụ này được áp dụng cho tất cả các lọai hàng hóa mà không bao gồm hàng hóa bị tổn thất hay thiếu hụt do quá trình bốc dỡ hay lưu kho.

Tại sao cần giám định tình trạng hàng hóa?

- Chứng thư giám định chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đòng của bên bán, là cơ sở để thanh toán tiền hàng hóa.

- Chứng thư giám định cũng là sơ sở xác nhận đúng và đủ hàng hóa, giúp bên mua không phải tự kiểm tra hàng hóa. Đảm bảo cho khách hàng sự tin tưởng rằng hàng hóa được giao đúng và đủ theo thỏa thuận hợp đồng.

- Kiểm tra xem hàng hóa có đúng với mô tả trong hợp đồng hay không.

- Trong các hoạt động thương mại, những tranh chấp, rủi ro luôn thường trực, các nhà kinh doanh luôn phải đối diện với các rủi ro, tổn thất kinh tế khi hàng hóa lưu thông trên thị trường vì vậy giám định tình trạng hàng hóa làm tăng trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào hợp đồng thương mại.

- Kết quả giám định tình trạng còn giúp cho cơ quan điều tra trong việc xác định chính xác số lượng/khối lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị còn lại, giá cả của hàng hóa/tài sản, giúp điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến tham ô, buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng…

Các bước tiến hành giám định tình trạng.

Bước 1: Nghiên cứu giấy tờ pháp lý

- Đơn đăng ký từ khách hàng bao gồm nội dung thông tin và yêu cầu của khách hàng

- Số lượng, khối lượng hàng hóa

- Catalog, tài liệu kỹ thuật, hình ảnh và nhãn mác, bao bì của hàng hóa.

- Hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, danh mục hàng hóa…

- Địa điểm, ngày, giờ hẹn giám định

Bước 2: Kiểm tra thực tế

- Đến địa điểm giám định

- Lấy mẫu (nếu có)

- Đo đạc, kiểm đếm, chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ…

- Kiểm tra, so sánh chi tiết thông tin của hàng hóa so với hồ sơ thực tế.

- Xác định số lượng, khói lượng thiệt hại, tình trạng tại thời điểm kiểm tra, xác định tính chất, mức độ, tình trạng kỹ thuật theo đặc thù từng loại tài sản hàng hóa giám định; lập biên bản mô tả, chụp hình, ghi hình đặc điểm chung – riêng thể hiện chất lượng của hàng hóa.

Bước 3: Soát xét và phân tích

- Giám định viên đối chiếu giữ thực tế, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và các văn bản chuyên nhành để xác định tình trạng của hàng hóa, lập báo cáo giám định theo các nội dung cơ bản:

+ Đặc điểm pháp lý

+ Đặc điểm kỹ thuật

+ Điều kiện bảo quản

+ Tình trạng bao bì, nhãn mác

+ Điều kiện vận hành, chạy thử

+ các đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng của tài sản, hàng hóa, ....

Bước 4: Kết quả giám định
- Lập chứng thư giám định và kết quả giám định gửi cho khách hàng.

Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của Vietcert

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.

VietCert cam kết chất lượng và hiệu suất khi tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác của mình. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, đội ngũ chuyên gia, giám định viên kinh nghiệm, chuyên môn cao và luôn tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Mọi yêu cầu về hỗ trợ giám định tình trạng, chất lượng, số lượng hàng hóa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre
Website: www.vietcert.org




Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI (GIÁM ĐỊNH ĐỒNG BỘ DÂY CHUYỀN MỚI) - VIETCERT

 

I. Giám định thương mại

1. Giám định thương mại là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 257 luật thương mại năm 2005 như sau: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”  

Vậy để tiến hành giám định thương mại, khách hàng cần nhờ đến bên thứ 3 có đủ khả năng chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Bên thứ 3 có trách nhiệm giám định chất lượng, số lượng, tình trạng,... theo yêu cầu của đơn vị, cá nhân hay tổ chức liên quan.  

Để có được kết quả giám định thương mại chính xác, công tác giám định cần có sự phối hợp chặt chẽ của 4 yếu tố: con người, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp áp dụng.  

Mục đích của việc giám định thương mại là góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn và công bằng cho các bên. Song song với đó, giám định hàng hoá còn giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt nghiệp vụ của mình.  

Những trường hợp cần đến công tác giám định máy móc thương mại bao gồm:

- Chủ đầu tư, nhà nhập khẩu, nhà thầu cần kiểm tra xuất xứ, số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, tính đồng bộ… của thiết bị, máy móc, hàng hoá nhập khẩu

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra, đánh giá hàng hoá để truy thu thuế, đưa ra quyết định cho nhập cảng, chống gian lận thương mại...



II: Quy trình giám định đồng bộ dây chuyềnmới

1. Vì sao cần phải giám định đồng bộ dây chuyền mới

Liên quan đến các vấn đề mà doanh nghiệp thường nhập khẩu đồng bộ máy móc thiết bị gặp phải như: Chứng minh tính đồng bộ dây chuyền, máy móc công nghệ cũng như làm thế nào để tiết kiệm chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp? 


2Giám định đồng bộ dây chuyền máy móc thiết bị: Là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo lường để đánh giá sự phù hợp của máy móc, thiết bị được kiểm tra so với thông số, chứng từ nhập khẩu


3. Mục đích giám định đồng bộ dây chuyền máy móc thiết bị

-  Đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước của đầu tư, cơ quan hải quan, cơ quan thuế,nhà nhập khẩu trong quá trình xuất nhập máy móc.
-  Xác định tính đồng bộ của các thiết bị máy móc nhập khẩu – là cơ sở để người mua và người bán và các bên liên quan nghiệm thu, thanh lý hợp đồng mua bán thiết bị.

-  Phục vụ việc tính thuế nhập khẩu (các thiết bị thuộc cùng một dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập theo dự án thì sẽ được miễn thuế)
Vì vậy, các dây chuyền máy móc nhập khẩu sẽ phải chứng minh tính đồng bộ của máy. Để chứng minh tính đồng bộ ta có thể sử dụng các đơn vị tổ chức, giám định theo quy định của pháp luật.

4. Đối tượng giám định

Các thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất, hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, dây chuyền sản xuất, tổ hợp thiết bị xuất/nhập khẩu phục vụ các dự án công nghiệp.

5.Phạm vi dịch vụ

Việc kiểm tra/giám định thực trạng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu có một ý nghĩa rất quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người mua, người bán, người sử dụng cũng như các bên liên quan. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý của nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác. Vietcert là tổ chức được sự chỉ định của nhà nước về dịch vụ giám định chuyên nghiệp giám định máy móc thiết bị nói chung cũng như giám định máy móc cũ và máy móc đồng bộ. Các công việc cần thực hiện để giám định tính đồng bộ của thiết bị như sau:

6. Bộ hồ sơ đăng ký giám định dây chuyền máy móc mới gồm:
-      Contract ( Hợp đồng)
-      Commercial Invoice ( hóa đơn thương mại)
-      Bill of Lading (Vận đơn)
-      C/O (giấy chứng nhận xuất xứ máy móc nhập khẩu)
-      Packing list (Danh mục hàng hóa, thiết bị máy móc, chi tiết linh kiện kèm theo)

-      Catalogue ( Hồ sơ máy móc, bản vẽ hệ thống dây chuyền, chi tiết kĩ thuật,…)
-      Các chứng từ khác( Phiếu lùi trừ của hải quan..)

7. Quy trình giám định máy móc đồng bộ :

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ lô hàng
-      Hồ sơ nhập khẩu: Contract, Invoice, Packing list, Tờ Khai
( nếu có)....
-      Hồ sơ kĩ thuật máy móc, dây chuyền: catalogue sản phẩm, tem nhãn sản phẩm, hình ảnh sản phẩm...
Bước 2: Tổ chức giám định sẽ xem xét hồ sơ và tiếp nhận đăng kí
Bước 3: Doanh nghiệp dùng đăng ký có xác nhận của tổ chức giám định nộp cho hải quan để tạm thông quan hàng về kho
Bước 4: Tổ chức giám định cử giám định viên xuống giám định tại hiện trường hoặc tại kho công ty.
Giám định về bao gói, tem mác, số lượng, chủng loại, tình trạng của các thiết bị thành phần của dây chuyền sản xuất trong quá trình nhập khẩu. Giám sát quá trình lắp đặt thiết bị.

-       Chứng kiến quá trình chạy thử của dây chuyền máy móc.

-       Đánh giá tính đồng bộ của thiết bị (đồng bộ về tốc độ, công suất, năng suất, các chỉ tiêu kỹ thuật khác…)

-       Chụp ảnh, quay video trong quá trình giám định.
Bước 5: Cấp chứng thư để doanh nghiệp thông quan hàng hóa nếu đạt yêu cầu

-        Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản. Doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan chứng thư giám định.

Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT


Điện thoại: 0905 527 089


Email: info@vietcert.org


Website: www.vietcert.org


Fanpage: Vietcert Centre

 

 

 

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

TÌM HIỀU CHẤT BÉO (LIPIT) TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN (TATS) - DEMING

 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây là các yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thủy sản và cũng góp phần quan trọng vào thành công của mô hình chăn nuôi. Nhiều người thắc mắc không biết chất béo (lipit) là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết của Viện Năng suất Chất lượng Deming về khái niệm, nguồn gốc và vai trò của lipit đối với thủy sản.


1. Khái niệm và phân loại lipid:
     - Khái niệm: Lipid là những este giữa alcol và acid béo.
     - Phân loại: Lipid trong thực phẩm có nhiều loại như triglycerid, phosphorlipid, cholesterol, lipoprotein, glycolipid và sáp. Trên cơ sở đó lipid được chia làm 2 loại:
     + Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm carbon (C), hydro (H) và oxy (O) như triglyceride.
     + Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S… ví dụ phospholipid (chất béo có kèm thêm phospho), cholesterol…
     Lipid quan trọng nhất đối với cơ thể người gồm 3 loại chính là triglycerid, phosphorlipid và cholesterol trong đó triglyceride chiếm 95% tổng lượng lipid từ thức ăn đưa vào cơ thể.

2. Nguồn lipid: 
      Lipid trong thực phẩm có từ hai nguồn khác nhau động vật và thực vật. Nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như là dầu tinh luyện, shortening, bơ thực vật (margarin), đậu lạc, đậu nành, vừng… Còn nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, thuỷ sản…

  Các chất béo có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, chất béo nguồn gốc thực vật gọi là dầu. Các loại chất béo động vật thường chứa nhiều acid béo no (acid béo bão hòa) dễ bị đông đặc hơn trong khi các chất béo thực vật có nhiều acid béo không no (acid béo chưa bão hòa) thường có nhiệt độ đông đặc cao hơn. Acid béo không no có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là đối với hệ tim mạch, nên về mặt nguyên tắc các loại chất béo có nhiệt độ đông đặc càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe và ngược lại. Mỡ cá dù có nguồn gốc động vật, nhưng chứa nhiều acid béo không no (Omega-3, Omega-6, Omega-9…) nên ít đông đặc và được xem là một loại chất béo tốt. Dầu thực vật nếu đã được no hóa (ví dụ làm margarine, shorterning…) hoặc dầu của các cây họ cọ (dầu cọ, dầu dừa…) cũng có nhiệt độ đông đặc cao hơn nên không có lợi cho sức khỏe.
3. Vai trò dinh dưỡng của lipid đối với thủy sản:
     Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật. Lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8- 9 kcal/gam) và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như là chất vận chuyển vitamin tan trong dầu và sterols. Ngoài ra trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.

Với vai trò của lipid quan trọng như vậy, nên lipid hiện nay là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lượng thức ăn cho động vật thủy sản, Nhiều kết quả nghiên cứu về nhu cầu các acid béo của động vật thủy sản đã được công bố và ứng dụng vào thực tế sản xuất đem lại hiệu quả cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy lipid có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng và giống. Ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục thức ăn được bổ sung nguồn lipid thích hợp sẽ nâng cao sức sinh sản của động vật thủy sản cũng như chất lượng của giống.

Đối với các loài cá cảnh (ví dụ như cá koi và cá vàng), do điều kiện nuôi nhốt trong bể nên việc tiêu hao năng lượng. Nếu lượng thức ăn cho ăn quá nhiều, lượng mỡ sẽ tích tụ nhiều trên cơ thể cá nuôi làm xuất hiện những biến dạng trên cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của động vật thủy sản.


Viện Năng suất Chất lượng Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiệm các sản phẩm thức ăn thủy sản với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003).

Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm Lipit trong tất cả các nền mẫu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản...), hãy liên hệ ngay Viện Năng suất Chất lượng DemingHotline 0905.527.089

Địa chỉ trụ sở: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Địa chỉ thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Chứng nhận hợp quy gạch bê tông - 0905727089


1. Khái niệm
Gạch bê tông là sản phẩm được sản xuất từ hỗn hợp bê tông cứng, bao gồm xi măng, cốt liệu, nước, có hoặc không có phụ gia khoáng và phụ gia hóa học.

Bê tông nhẹ - sản phẩm bê tông bọt, bê tông khí đóng rắn trong điều kiện không chưng áp, được chế tạo từ hệ xi măng poóc lăng, nước, chất tạo bọt hoặc khí, có hoặc không có cốt liệu mịn, phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia hóa học.

Gạch bê tông khí chưng áp là sản phẩm bê tông khí đóng rắn trong điều kiện chưng áp (gọi tắt là gạch AAC), được chế tạo từ hỗn hợp vật liệu cát thạch anh, vôi, thạch cao nghiền mịn, xi măng, nước và chất tạo khí.

2. Tiêu chuẩn áp dụng cho gạch bê tông

TCVN 6477: 2011, Gạch bê tông

TCVN 7959: 2011, Bê tông nhẹ - Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)

TCVN 9029: 2011, Bê tông nhẹ - Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 9030: 2011, Bê tông nhẹ - Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp - Phương pháp thử

3. Quy trình Chứng nhận hợp quy gạch bê tông

Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD

Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy

Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy

Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy

Bước 5. Công bố hợp quy


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.



Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

HỢP QUY BIA CHAI - 0905 727 089


Bia (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp: bière) nói một cách tổng thể, là một loại đồ uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lên men đường lơ lửng trong môi trường lỏng và nó không được chưng cất sau khi lên men. Sử dụng rộng rải và phổ biến, đặc biệt là các dịp lễ tết. Hiện nay theo quy định cần công bố hợp quy bia chai khi cho sản phẩm lưu thông tiêu thụ trên thị trường

Kết quả hình ảnh cho BIA

CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12, nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
QCVN 6-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.

Công bố thực phẩm cũng như công bố hợp quy bia chai là bằng chứng để các tổ chức sản xuất, nhập khẩu bia chai chứng minh sản phẩm của mình đã được kiểm soát chặt chẽ khỏi các mối nguy vật lý, ô nhiễm, các loại vi sinh vật, không chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY BIA CHAI:
Hồ sơ công bố hợp quy bia chai trong nước
Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
 Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao công chứng)
 Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ
Hồ sơ công bố hợp quy bia chai nhập từ nước ngoài
Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của công ty công bố
 Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm – Certificate Of Analysis: 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).Ghi chú: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do – Certificate of Free Sale
 Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).

 LỢI ÍCH 
Đối với nhà sản xuất : Tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đồng thời tăng  ưu thế cạnh tranh.
Đối với người tiêu dùng: Sử dụng sản phẩm chất lượng đúng tiêu chuẩn mà không phải lo lắng về mức độ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mình
Đối với cơ quan kiểm soát : Dễ dàng trong quá trình kiểm tra chất lượng

THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ 
Thời gian công bố hợp quy bia chai : 15-20 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Chi phí : tùy vào độ phức tạp và quy mô sản xuất


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.



Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Các chỉ tiêu quy định trong thức ăn chăn nuôi - 0905 727 089


QUY ĐỊNH GIỚI HẠN TỐI ĐA CHO PHÉP HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ NẤM MỐC, KIM LOẠI NẶNG VÀ VI SINH VẬT TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI


Hàm lượng tối đa cho phép đối với độc tố Aflatoxin tổng số trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt được quy định ở Bảng 1.
Bảng 1: Hàm lượng độc tố Aflatoxin tổng số tối đa cho phép
Số TT
Đối tượng
Hàm lượng độc tố Aflatoxin tổng số tối đa cho phép
(µg/kg hoặc ppb)
1
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

1.1
Lợn con
30
1.2
Các nhóm lợn còn lại
100
1.3
Gà và chim cút con
30
1.4
Các nhóm gà và chim cút còn lại
50
1.5
Vịt và ngan con
20
1.6
Các nhóm vịt và ngan còn lại
50
2
Thức ăn đậm đặc

2.1
Tất cả các nhóm lợn, gà và chim cút
30
2.2
Tất cả các nhóm vịt và ngan
20
3
Thức ăn tinh hỗn hợp

3.1
200
3.2
Bò thịt
500
Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan và thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt được quy định ở Bảng 2.
Bảng 2: Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép
Số TT
Chỉ tiêu
Hàm lượng kim loại nặng tối đa cho phép (mg/kg hoặc ppm)
1
Asen (As)
2,0
2
Cadimi (Cd)
0,5
3
Chì (Pb)
5,0
4
Thủy ngân (Hg)
0,1
3. Hàm lượng tối đa cho phép vi sinh vật
Tổng số vi sinh vật tối đa cho phép trong thức ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt được quy định ở Bảng 3.
Bảng 3: Tổng số vi sinh vật tối đa cho phép
Số TT
Loại vi sinh vật
Tổng số vi sinh vật tối đa cho phép (CFU/g)
Nhóm gia súc, gia cầm non
Nhóm gia súc, gia cầm còn lại
1
Coliforms
1 x 102
1 x 102
2
Staphylococcus aureus
1 x 102
1 x 102
3
Clostridium perfringens
1 x 104
1 x 105
4
E. coli (Escherichia coli)
< 10
< 10
5
Salmonella
Không được có trong 25 g
Không được có trong 25 g


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất. 

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM - 0905727089

CHỨNG NHẬN HỢP QUY 

ĐỒ CHƠI TRẺ EM


Kết quả hình ảnh cho đồ chơi trẻ em

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM 
Từ 15/4/2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được bán trên thị trường khi đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành thông tư số 18/2009/TT-BKHCN quy định “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ”.

Theo đó, kể từ ngày 15/4/2010, Đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1.  Yêu cầu về an toàn đối với đồ chơi trẻ em
2.1.1   Yêu cầu về cơ lý
Yêu cầu về cơ lý theo TCVN 6238-1 : 2008 (ISO 8124-1:2000)  An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1 : Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
2.1.2.   Yêu cầu về chống cháy
Yêu cầu về chống cháy theo TCVN 6238-2 : 2008 (ISO 8124-2:2007) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2 : Yêu cầu chống cháy.
2.1.3.   Yêu cầu về hóa học
2.1.3.1. Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại 
Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3 : 2008 (ISO 8124-3:1997) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3 : Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố.
2.1.3.2. Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại
2.1.3.2.1.  Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em
Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0 khi thử nghiệm theo ISO 787-9. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ để viết.
2.1.3.2.2.   Formaldehyt  trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi
–  Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg.
–  Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
–  Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.
2.1.3.2.3.   Các amin thơm trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong bảng dưới đây:
Bảng  – Các amin thơm
Tên hợp chất
Số CAS
Mức quy định, max(mg/kg)
Benzidine
92-87-5
5
2-Naphthylamine
91-59-8
5
4-Chloroaniline
106-47-8
5
3.3'-Dichlorobenzidine
91-94-1
5
3,3'-Dimethoxybenzidine
119-90-4
5
3.3'-Dimethylbenzidine
119-93-7
5
o-Toluidine
95-53-4
5
2-Methoxyaniline  (o-Anisidine)
90-04-0
5
Aniline
62-53-3
5
Quy định này áp dụng đối với các loại vật liệu sản xuất đồ chơi và bộ phận của đồ chơi theo hướng dẫn tại bảng dưới đây: 
Loại đồ chơi/bộ phận của đồ chơi
Vật liệu
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi có khối lượng 150 g hoặc nhỏ hơn được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi có thể cầm tay khi chơi.
Gỗ
Giấy
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Vật liệu dệt
Da thuộc
Bộ phận để cho vào miệng của các loại đồ chơi được khởi động bằng cách sử dụng miệng.
Gỗ
Giấy
Đồ chơi được mang trùm lên mũi hoặc miệng.
Vật liệu dệt
Giấy
Các loại vật liệu rắn làm đồ chơi với chủ định để lại vết.
Tất cả
Các loại chất lỏng có màu có thể tiếp xúc được trong đồ chơi.
Chất lỏng
Các loại đất sét nặn, các loại đất sét dùng để chơi hoặc tương tự, ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học (hóa chất) được quy định tại TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993)
Tất cả
Các chất tạo bong bóng khí
Tất cả
Các loại mô phỏng hình xăm làm đồ chơi
Tất cả

2.1.3.2.4.   Ngoài các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.2.1; điểm 2.1.3.2.2 và điểm 2.1.3.2.3  của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm  về các hợp chất hữu cơ độc hại khác được quy định tại các văn bản có liên quan.
2.1.4. Yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em dùng điện
Ngoài các yêu cầu quy định tại các điểm 2.1.1, 2.1.2. và 2.1.3. của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.
2.2.  Ghi nhãn
Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa.  
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.