I. Giám
định thương mại
1. Giám định thương mại là gì?
Theo
quy định tại khoản 1 Điều 257 luật thương mại năm 2005 như sau: “Dịch vụ giám
định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc
cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ
và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”
Vậy
để tiến hành giám định thương mại, khách hàng cần nhờ đến bên thứ 3 có đủ khả
năng chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Bên thứ 3 có trách
nhiệm giám định chất lượng, số lượng, tình trạng,... theo yêu cầu của đơn vị,
cá nhân hay tổ chức liên quan.
Để
có được kết quả giám định thương mại chính xác, công tác giám định cần có sự
phối hợp chặt chẽ của 4 yếu tố: con người, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp áp
dụng.
Mục
đích của việc giám định thương mại là góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh,
đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn và công bằng cho các bên. Song song
với đó, giám định hàng hoá còn giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt
nghiệp vụ của mình.
Những trường hợp cần đến công
tác giám định máy móc thương mại bao gồm:
- Chủ đầu tư, nhà nhập khẩu, nhà thầu cần kiểm tra xuất
xứ, số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, tính đồng bộ… của thiết bị, máy
móc, hàng hoá nhập khẩu
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra, đánh giá
hàng hoá để truy thu thuế, đưa ra quyết định cho nhập cảng, chống gian lận
thương mại...
II: Quy trình giám định đồng bộ dây chuyềnmới
1. Vì sao
cần phải giám định đồng bộ dây
chuyền mới
Liên
quan đến
các vấn đề mà doanh nghiệp thường nhập khẩu đồng bộ máy móc thiết bị gặp phải
như: Chứng minh tính đồng bộ dây chuyền, máy móc công nghệ cũng như làm thế nào
để tiết kiệm chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp?
2. Giám
định đồng bộ dây
chuyền máy móc thiết bị: Là
sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo lường để đánh giá sự phù hợp của
máy móc, thiết bị được kiểm tra so với thông số, chứng từ nhập khẩu
3. Mục
đích giám định đồng bộ
dây chuyền máy móc thiết bị
- Đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước của đầu tư, cơ
quan hải quan, cơ quan thuế,nhà nhập khẩu trong quá trình xuất nhập máy móc.
- Xác định tính đồng bộ của các thiết bị máy móc nhập khẩu – là cơ sở để
người mua và người bán và các bên liên quan nghiệm thu, thanh lý hợp đồng mua
bán thiết bị.
- Phục vụ việc tính thuế nhập khẩu (các thiết bị
thuộc cùng một dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập theo dự án thì sẽ được miễn
thuế)
Vì vậy, các dây chuyền máy móc nhập khẩu sẽ phải chứng minh tính đồng bộ của
máy. Để chứng minh tính đồng bộ ta có thể sử dụng các đơn vị tổ chức, giám định
theo quy định của pháp luật.
4. Đối
tượng giám định
Các
thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất, hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ,
dây chuyền sản xuất, tổ hợp thiết bị xuất/nhập khẩu phục vụ các dự án công
nghiệp.
5.Phạm
vi dịch vụ
Việc
kiểm tra/giám định thực trạng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu có một ý
nghĩa rất quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người mua, người bán,
người sử dụng cũng như các bên liên quan. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý của
nhà nước cũng cần những kết quả kiểm tra chính xác. Vietcert là tổ chức được sự chỉ định của nhà nước về dịch vụ
giám định chuyên nghiệp giám định máy móc thiết bị nói chung cũng như giám định
máy móc cũ và máy móc đồng bộ. Các công việc cần thực hiện để giám định
tính đồng bộ của thiết bị như sau:
6. Bộ hồ
sơ đăng ký giám định dây chuyền máy móc mới gồm:
- Contract ( Hợp đồng)
- Commercial Invoice ( hóa
đơn thương mại)
- Bill of Lading (Vận đơn)
- C/O (giấy chứng nhận xuất xứ máy móc nhập khẩu)
- Packing list (Danh mục hàng hóa, thiết bị máy móc, chi tiết linh kiện kèm
theo)
- Catalogue ( Hồ sơ máy móc, bản vẽ hệ thống dây chuyền,
chi tiết kĩ thuật,…)
- Các chứng từ khác( Phiếu lùi trừ của hải quan..)
7. Quy
trình giám định máy móc đồng bộ :
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ lô
hàng
- Hồ sơ nhập khẩu: Contract, Invoice, Packing list, Tờ
Khai ( nếu có)....
- Hồ sơ kĩ thuật máy móc, dây chuyền: catalogue sản
phẩm, tem nhãn sản phẩm, hình ảnh sản phẩm...
Bước 2: Tổ chức giám định
sẽ xem xét hồ sơ và tiếp nhận đăng kí
Bước 3: Doanh nghiệp
dùng đăng ký có xác nhận của tổ chức giám định nộp cho hải quan để tạm thông
quan hàng về kho
Bước 4: Tổ chức giám định
cử giám định viên xuống giám định tại hiện trường hoặc tại kho công ty.
Giám định về bao gói, tem mác, số lượng, chủng loại, tình trạng của các
thiết bị thành phần của dây chuyền sản xuất trong quá trình nhập khẩu. Giám sát
quá trình lắp đặt thiết bị.
- Chứng kiến quá
trình chạy thử của dây chuyền máy móc.
- Đánh giá tính đồng
bộ của thiết bị (đồng bộ về tốc độ, công suất, năng suất, các chỉ tiêu kỹ thuật
khác…)
- Chụp ảnh, quay
video trong quá trình giám định.
Bước 5: Cấp chứng thư để doanh nghiệp
thông quan hàng hóa nếu đạt yêu cầu
- Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản. Doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan chứng thư giám định.
Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Điện thoại: 0905 527 089
Email: info@vietcert.org
Website: www.vietcert.org
Fanpage: Vietcert Centre