Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

THỦ TỤC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC BIA NHẬP KHẨU - VIETCERT

 

THỦ TỤC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC KHI NHẬP KHẨU BIA VỀ VIỆT NAM


Việt Nam là một trong những nước có mức tiêu thu Bia lớn trên thế giới. Và đặc biệt mỗi dịp Tết đến xuân về thì mức tiêu thụ bia lại tăng cao.
Bên cạnh các loại bia được sản xuất trong nước thì Bia ngoại nhập về Việt Nam cũng đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.



1. Cơ sở pháp lý:
-
Theo quy định hiện hành, bia là mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu về Việt Nam. Do đó, cá nhân, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu Bia về Việt Nam theo quy định.

- Bia là loại thực phẩm nằm trong những đối tượng cần phải thực hiện tự công bố sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

- Bia lại là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương. Căn cứ vào Quyết định số 1182/QĐ-BCT năm 2021 của Bộ Công thương thì khi nhập khẩu bia về Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố gồm:

·      Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

·      Phiếu kết quả thử nghiệm kết quả trong 12 tháng

·      Các hồ sơ khác để xây dựng hồ sơ: hình ảnh, thông tin về sản phẩmquy cách đóng gói; thông tin nhà sản xuất.

·       Đối với bao bì, nhãn mác  tiếng nước ngoài phải được dịch thuật công chứng đính kèm

·        Lưu ý: Khi nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Bước 2: Tự công bố an toàn thực phẩm: là bước gửi hồ sơ tự công bố đã chuẩn bi ở trên cho cơ quan quản lý. Tùy từng địa phương mà hồ sơ sẽ nộp ở Sở Công Thương hay chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 3: Chờ phản hồi và điều chỉnh nếu có yêu cầu

Bước 4: Nhận kết quả tự công hồ sơ được duyệt khi thông tin được đăng tải lên website của cơ quan quản lý nhận hồ sơ

Lưu ý: Thủ tục tự công bố phải được tiến hành trước khi nhập khẩu hàng hóa để tránh mất thời gian và phí lưu kho đợi kết quả.

THỦ TỤC TKNN BIA NHẬP KHẨU:

Bước 1Chuẩn bị hồ sơ:

·     Hồ sơ tự công bố: gồm bản tự công bố + phiếu kết quả thử nghiệm + bản dịch nhãn công chứng 

·     Hồ sơ nhập khẩu: gồm hợp đồng, vận đơnhóa đơndanh mục hàng hóa

·     Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Bước 2: Gửi hồ sơ đến trung tâm Vietcert, kiểm tra hồ sơ hợp lệ trung tâm Vietcert sẽ cấp số đăng ký để doanh nghiệp mở tờ khai

Bước 3: Doanh nghiệp cung cấp tờ khai để Trung tâm Vietcert xử lý, cấp thông báo lô hàng đạt kết quả

Bước 4: Doanh nghiệp nộp thông báo kết quả đạt cho hải quan thông quan hàng và làm thủ tục cần thiết để mang về kho và có thể mang hàng ra tiêu thụ trên thị trường.



THỜI GIAN HOÀN THÀNH THỦ TỤC

·      Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm: tùy thuộc vào chỉ tiêu kiểm nghiệm, kết quả nhận được khoảng 5 -7 ngày

·      Tự công bố sản phẩm 5 -7 ngày tùy từng địa phương

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website www.vietcert.org 

Vietcert xin kính chào và hẹn gặp lại.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CỞ SỞ DOANH NGHIỆP - VIETCERT

 QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CỞ SỞ DOANH NGHIỆP - VIETCERT

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA, quy định hồ sơ quản lý về PCCC của cơ sở do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ gồm:

🔸 Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy.

🔸 Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có). Văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có).

🔸 Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở. Sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy. Vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư.





🔸 Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.

🔸 Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt. Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.

🔸 Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy. Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy. Biên bản vi phạm và quyết định vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy (nếu có).

🔸 Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Sổ theo dõi hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

🔸 Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có)

🔸 Nếu cơ sở của bạn không thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy đơn giản hơn, bao gồm:

🔸 Nội dung phòng cháy chữa cháy, nội quy sử dụng điện.

🔸 Quyết định thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở.

🔸 Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của nhân viên.

🔸 Phương án chữa cháy của cơ sở.

🔸 Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy tại cơ sở.



2. Quy trình nộp hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Sau khi soạn xong hồ sơ và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy thực tế.

- Nộp hồ sơ đến Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy để được kiểm tra và cấp biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy, thành phần quan trọng nhất là phương án chữa cháy của cơ sở. Phương án phải được xây dựng theo đúng quy định thì mới được cơ quan Cảnh sát PCCC chấp nhận. Phương án chữa cháy của cơ sở phải được lập theo biểu mẫu PC11 Ban hành theo Thông tư số 66/2014 và theo hướng dẫn của Bộ Công an.

3. Quy định hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy cơ sở

Nếu bạn đang hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực bắt buộc về PCCC thì cần nắm rõ các quy định về lập hồ sơ quản lý PCCC tại cơ sở để đảm bảo điều kiện PCCC theo quy định.

👉 Theo lĩnh vực hoạt động để đối chiếu với quy định.

👉 Thực hiện trang bị thiết bị PCCC tại cơ sở.

👉 Thành lập đội PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện để được cấp giấy chứng nhận, định kỳ bồi dưỡng kiến thức;

👉 Hồ sơ theo dõi, quản lý điều kiện PCCC tại cơ sở. Báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.

🔸 Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy. Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy. Biên bản vi phạm và quyết định vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy (nếu có).

🔸 Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Sổ theo dõi hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

🔸 Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có)

🔸 Nếu cơ sở của bạn không thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy đơn giản hơn, bao gồm:

🔸 Nội dung phòng cháy chữa cháy, nội quy sử dụng điện.

🔸 Quyết định thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở.

🔸 Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của nhân viên.

🔸 Phương án chữa cháy của cơ sở.

🔸 Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy tại cơ sở.

 

III. DỊCH VỤ TƯ VẤN CỦA VIETCERT VỀ VẤN ĐỀ PCCC:

- Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất: đảm bảo các yêu cầu về kiểm tra và xác nhận theo quy định

- Con người: kiến thức được trang bị đầy đủ, lực lượng nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, thường xuyên tham gia các buổi đào tạo về vấn đề PCCC.

- Giấy phép đảm bảo yêu cầu

- Các dịch vụ Vietcert hỗ trợ tối ưu:

+ ĐO HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

+ KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN

+ BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PCCC

+ HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG ÁN PCCC



Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích đến tất cả mọi người quan tâm và có nhu cầu. Vietcert với đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ tư vấn các vấn đề về Phòng cháy chữa cháy sẽ là địa chỉ tin cậy cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

Hotline/Zalo: 0905 527 089

 

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY - VIETCERT

 





TẠI SAO PHẢI XIN GIẤY CHỨNG NHẬN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY?

Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến PCCC. Nghĩa là, khi chấp hành đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy cơ sở của bạn sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. 

Bên cạnh đó việc không chấp hành đúng và đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 
Mức phạt sẽ khác nhau đối với từng đối tượng và lỗi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy, tối đa với cá nhân là 50.000.000 đồng và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tham khảo chi tiết các quy định xử phạt hành chính về PCCC tại Mục 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Lưu ý:

Quy định xử phạt hành chính về phòng cháy chữa cháy đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần so với cá nhân. 

HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy:

1.    Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

2.    Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;

3.    Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;

4.    Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;

5.    Bảng thống kê các phương tiện PCCC;

6.    Phương án chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan thẩm quyền theo các hình thức: 

1.    Trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;

2.    Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có);

3.    Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

-------

Theo đó, tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo quy định.

Bước 4: Thông báo kết quả

Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 - 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Lưu ý:

Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.



CÁC ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP PCCC

Các đối tượng cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo Phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức cao trên 5 tầng hay có khối tích trên 5.000m3;
2. Nhà chung cư, nhà đa năng, nhà tập thể, ký túc xá;
3. Trường học: 

  • Trường dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng, đại học;
  • Trường mầm non, tiểu học (Cấp 1), trung học cơ sở (Cấp 2), trung học phổ thông (Cấp 3);
  • Các trung tâm giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục;

4. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; cửa hàng bách hóa, tiện lợi; cửa hàng ăn uống, nhà hàng;
5. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, các cơ sở lưu trí được thành lập theo Luật Du lịch;
6. Nhà hát; rạp xiếc, rạp chiếu phim; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa; quán karaoke, vũ trường, câu lạc bộ; thẩm mỹ viện; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; cơ sở vui chơi giải trí;
7. Bệnh viện:

  • Cơ sở y tế khám và chữa bệnh;
  • Nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão có quy mô trên 21 giường;
  • Cơ sở phòng chống dịch bệnh;
  • Trung tâm y tế, cơ sở y tế.

8. Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà sách, nhà lưu trữ, hội chợ; cơ sở tôn giáo;
9. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu; nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
10. Cảng hàng không; cảng biển, cảng thủy nội địa từ cấp IV; bến xe ô tô cấp huyện; nhà ga đường sắt có diện tích sàn trên 500m2
11. Các cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao:

  • Sân vận động;
  • Nhà thi đấu thể thao;
  • Cung thể thao trong nhà;
  • Trung tâm thể dục, thể thao;
  • Trường đua, trường bắn.

12. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E;
13. Các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ cao trên 5 tầng/khối tích 5.000m3.     
14. Bãi giữ xe, gara để xe được thành lập theo quy định pháp luật;
15. Nhà máy điện, trạm biến áp;
16. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài trên 500m;
17. Dự án quy hoạch:

  • Dự án quy hoạch xây dựng mới, cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;
  • Dự án cải tạo hay xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến PCCC của khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.                                               

18. Kho vật liệu, vũ khí, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến hay vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp;
19. Cửa hàng xăng dầu trên 1 cây bơm, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn trên 70kg;
20. Nhà kho hàng hóa, vật tư dễ cháy có khối tích trên 1.000m3;
21. Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ gây cháy, nổ, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org 

 

 

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

BLOG QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED ĐỂ BÀN

 

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED ĐỂ BÀN



Theo quy định tại QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ Led do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 25/09/2019 thì đèn led thuộc nhóm sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Sản phẩm chiếu sáng đèn led bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường

Chứng nhận hợp quy đèn Led có một vai trò vô cùng quan trọng mà những nhà sản xuất, nhập khẩu, đơn vị kinh doanh sản phẩm đèn led không được bỏ qua

·         Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led được thực hiện như thế nào?

Chứng nhận hợp quy đèn led là gì?

Là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn led.

Chứng nhận hợp quy đèn led áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn led.

Danh mục các loại sản phẩm đèn led phải được cấp chứng nhận hợp quy:

·         Bóng đèn led có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.

·         Đèn điện led thông dụng cố định.

·         Đèn điện led thông dụng di động.

·         Bóng đèn led hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

·         Đèn điện led thông dụng cố định.

·         Đèn điện led thông dụng di động.

CHÚNG TA SẼ TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED ĐỂ BÀN TRONG BÀI HÔM NAY

Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led để bàn được thực hiện như thế nào?

Giống với thủ tục và quy trình của các loại đèn led khác.

       Sau khi Doanh nghiệp đưa hàng về kho bảo quản, Doanh nghiệp vần chuẩn bị bộ hồ sơ và mẫu sản phẩm gửi đến Đơn vị được chỉ định làm Kiểm tra chất lượng cho sản phẩm này.



Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn led để bàn bao gồm:

·         Giấy đăng ký chứng nhận: 02 bản

·         Tài liệu kỹ thuật:

-       Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự.

-       Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong (thực hiện hành động chụp ảnh sản phẩm và doanh nghiệp sẽ xác nhận lại bằng dấu treo).

-       Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

Chứng nhận hợp quy đèn leb có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp.

Thủ tục công bố hợp quy đèn leb để bàn

Công bố hợp quy được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá chứng nhận hợp quy đèn led.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy:

Căn cứ theo Thông tư 28/2012 /TT-BKHCN – Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bạn cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy, gồm những giấy tờ sau:

·         Bản công bố hợp quy

·         Một trong những loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bạn như: Giấy đăng ký kinh doanh, Đăng ký hộ kinh doanh, Quyết định thành lập,… hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật. (bản sao công chứng)

·         Giấy chứng nhận hợp quy đèn led kèm dấu hợp quy (bản sao công chứng).

Lưu ý: Yêu cầu bổ sung bản gốc để xem xét, đối chiếu nếu cần thiết trong quá trình xem xét hồ sơ.

Quy trình công bố hợp quy

Bước 1: Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện đánh giá và cấp chứng hợp quy cho sản phẩm đèn led. Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để bạn thực hiện công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành.

 

Quý khách hàng cần tìm hiểu và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org