Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024

THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY ĐÈN LED

 Chứng nhận hợp quy đèn LED có một vai trò vô cùng quan trọng mà những nhà sản xuất, nhập khẩu, đơn vị kinh doanh sản phẩm đèn led không được bỏ qua. Bởi chứng nhận hợp quy đèn led là chìa khóa quyết định để sản phẩm đèn led của bạn được phép lưu thông trên thị trường.

Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu:

·        Tại sao chứng nhận hợp quy đèn led quan trọng với doanh nghiệp?

·        Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn  led  được thực hiện như thế nào?

·        Thủ tục công bố hợp quy đèn led.



Tại sao chứng nhận hợp quy đèn led quan trọng?

Ngày 25/09/2019, Bộ Khoa học và công nghệ ban hành QCVN 19:2019/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED, theo đó, các sản phẩm LED trước khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Sản phẩm chiếu sáng đèn led bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi được phép lưu thông trên thị trường. Nếu bạn đang có sản phẩm nhưng chưa được chứng nhận hợp quy thì thực tế sản phẩm của bạn xem như “vô hình”.

Đó là lý do tại sao doanh nghiệp không được bỏ qua thủ tục đăng ký chứng nhận hợp quy đèn led.

Các sản phẩm LED cần phải chứng nhận hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN

STT

Tên sản phẩm theo mã HS

Mã HS

Phạm vi điều chỉnh

1.

Đèn đi-ốt phát sáng (LED)

85395000

– Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V.

– Đèn điện LED thông dụng cố định.

– Đèn điện LED thông dụng di động.

– Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

2.

Đèn rọi

94051091

– Đèn điện LED thông dụng cố định.

3.

Loại khác

94052090

– Đèn điện LED thông dụng di động.

 

Chứng nhận hợp quy đèn led là gì?

Là hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba). Đánh giá các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng đèn led.

Chứng nhận hợp quy đèn led áp dụng cho các tổ chức, đơn vị sản xuất – kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm đèn led.

Thủ tục chứng nhận hợp quy đèn led được thực hiện như thế nào?

Hồ sơ chứng nhận hợp quy đèn led bao gồm:

Giấy đăng ký chứng nhận: 02 bản

Tài liệu kỹ thuật:

Mô tả kỹ thuật thiết bị: Catalogue sản phẩm hoặc các tài liệu tương tự.

Sơ đồ mạch: Sơ đồ mạch của driver và bóng led. (Sẽ làm cam kết bảo mật nếu doanh nghiệp yêu cầu).

Danh mục linh kiện sử dụng trong thiết bị

Hình ảnh của sản phẩm: ngoại quan và chi tiết bên trong (thực hiện hành động chụp ảnh sản phẩm và doanh nghiệp sẽ xác nhận lại bằng dấu treo).

Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn lắp đặt: các hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

Chứng nhận hợp quy đèn led có hiệu lực không quá 3 năm kể từ ngày cấp.



Thủ tục công bố hợp quy đèn led

Công bố hợp quy được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá chứng nhận hợp quy đèn led.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy:

Căn cứ theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN – Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bạn cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy, gồm những giấy tờ sau:

·        Bản công bố hợp quy

·        Một trong những loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bạn như: Giấy đăng ký kinh doanh, Đăng ký hộ kinh doanh, Quyết định thành lập,… hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật. (bản sao công chứng)

·        Giấy chứng nhận hợp quy đèn led kèm dấu hợp quy (bản sao công chứng).

Lưu ý: Yêu cầu bổ sung bản gốc để xem xét, đối chiếu nếu cần thiết trong quá trình xem xét hồ sơ.

Quy trình công bố hợp quy

Bước 1: Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện đánh giá và cấp chứng hợp quy cho sản phẩm đèn led. Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để bạn thực hiện công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành.

Chứng nhận hợp quy đèn led là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp bạn. Chỉ khi có giấy chứng nhận hợp quy thì sản phẩm đèn led của bạn mới được phép lưu thông trên thị trường.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng nhận hợp quy đèn led, nắm được quy trình thủ tục thực hiện. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về chứng nhận hợp quy, hãy liên hệ  chúng tôi  để được hỗ trợ chi tiết.

 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre

 

 

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

BLOG QUY TRÌNH CÔNG BỐ KẸO SOCOLA NHẬP KHẨU - VIETCERT

 

QUY TRÌNH CÔNG BỐ SẢN PHẨM KẸO SOCOLA NHẬP KHẨU


Sản phẩm lưu thông tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng sản phẩm theo quy định pháp luật. Do đó, các tổ chức cá nhân, kinh doanh sản xuất, nhập khẩu sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cần thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo về an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ, việc thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm Kẹo Socola là việc mà doanh nghiệp buộc phải làm.



1.Căn cứ pháp lý:

- Luật ATTP số 55/2010/QH12: Quy trình về luật An toàn thực phẩm.

- Nghị định số 15/2018/NĐ - CP: Quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm

 

2. Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để công bố sản phẩm Kẹo Socola nhập khẩu

Bản công bố soạn theo mẫu có sẵn

- Thông tin sản phẩm kèm theo mẫu sản phẩm

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm

- Nhãn phụ sản phẩm

- Giấy phép kinh doanh

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do

3. Mã HS của các loại kẹo nhập khẩu:

Việc xác định đúng mã hs code sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng mức thuế nhập khẩu cần nộp. Dưới đây là các mã hs code của mặt hàng bánh kẹo:



Quy trình thực hiện Tự công bố sản phẩm Kẹo Socola nhập khẩu

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm

Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm nhập khẩu, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm.

·         QCVN 8-2:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

·         QCVN 8-1:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.

·         QCVN 8-3:2012/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.

·         Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

- Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm Kẹo Socola nhập khẩu từ 05 - 07 ngày làm việc

- Nhận kết quả kiểm nghiệm để tiến hành thực hiện công bố chất lượng sản phẩm.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm Kẹo Socola nhập khẩu

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15

- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản photo hoặc scan);

Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Kẹo Socola nhập khẩu trong vòng 12 tháng;

- Sản phẩm mẫu (03 mẫu/sản phẩm);

Bước 3: Trình tự công bố

- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tự công bố sản phẩm nộp tại Bộ phần tiếp nhận của Ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc chi cục an toàn thực phẩm hoặc Sở Công Thương (tùy tỉnh thành)

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ; Sau 5-7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan nhà nước đăng tải tên tổ chức, cá nhân; và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

- Doanh nghiệp thực hiện tự công bố sản phẩm Kẹo Socola nhập khẩu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân. 

- Sau khi tự công bố chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh sản phẩm; và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục tự công bố

- Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản tự công bố sản phẩm Kẹo Socola nhập khẩu phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt; và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức cá nhân có quyền lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các thay đổi khác có thể thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan quản lý nhà nước.

 

Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của Vietcert

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần.

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. Quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2024

BLOG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XE ĐẠP TRẺ EM NHẬP KHẨU - VIETCERT

 

 BLOG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XE ĐẠP TRẺ EM NHẬP KHẨU - VIETCERT

Khi lựa chọn xe đạp cho trẻ em, sự an toàn và chất lượng là yếu tố không thể lơ là. Đó là lý do tại sao các tổ chức chứng nhận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này là Trung tâm Vietcert. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá  vai trò, quy trình và thủ tục của Vietcert trong việc chứng nhận xe đạp trẻ em và làm thế nào công ty này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm đồ chơi đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.


1. Đăng ký kiểm tra chất lượng xe đạp trẻ em

Bước 1: Đăng kí hồ sơ trên trang cổng thông tin một cửa quốc gia (Việc quản lý kiểm tra do bộ Khoa Học Công Nghệ kiểm soát) .Khi có tờ khai hải quan có thể làm thủ tục đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng đồ chơi

Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra mẫu 

Sau khi khai báo hồ sơ trên trang và được Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng duyệt hồ sơ. Làm thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em và liên hệ trung tâm kiểm tra chất lượng tới lấy mẫu tại cảng hoặc kho.

Bước 3: Trả kết quả và bổ sung kết quả. 

Tải file chứng thư lên hồ sơ đăng ký để hoàn thành thủ tục nhập khẩu đồ chơi

2. Hồ sơ nhập khẩu

- Tờ khai hải quan

- Vận đơn

- Hóa đơn thương mại

- Hợp đồng thương mại

- Phiếu đóng gói

- Nhãn sản phẩm

- Chứng nhận xuất xứ (nếu có)

- Catalogue ( nếu có)

3. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hợp quy

Việc tổ chức đạt được chứng chỉ hợp quy là điều kiện hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển. Cụ thể:

Được sử dụng dấu CR( hợp quy) chất lượng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường;
Minh chứng cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp bạn đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng đúng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Minh chứng cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu về pháp luật, tránh các đợt kiểm tra pháp lý ban ngành;
Là minh chứng hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác;
Đáp ứng yêu cầu đến từ khách hàng, thuận tiện cho công tác nộp thầu dự án;
Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế được tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất;

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình Vietcert sẽ là đơn vị uy tín và tin cậy của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về thử nghiệm và công bố các sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Hotline: 0905 527 089

Fanpage: vietcert.org





Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

GIÁM ĐỊNH SẢN PHẨM HÀNG HÓA XUẤT KHẨU - VIETCERT

 

GIÁM ĐỊNH SẢN PHẨM HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

I.                    Giám định hàng hóa xuất khẩu bao gồm: giám định quy cách, giám định giám định tình trạng, giám định chất lượng hàng hóa mua bán trước khi xếp hàng, kiểm tra phân tích và kiểm nghiệm hàng hóa, giám định quy cách đóng gói, bao bì và giám định hàng xếp vào container, kiểm đếm số lượng, giám định chèn buộc hàng hóa vào container hoặc phương tiện vận chuyển.

Tại sao giám định chất lượng, giám định quy cách hàng hóa trước khi xếp hàng quan trọng như vậy? Giám định chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu quan trọng bởi vì người mua có thể tránh được hàng hóa kém chất lượng, người bán biết được quy trình sản xuất bị lỗi (nhằm giảm thiếu và tránh khiếu nạn và tranh chấp chất lượng hàng hóa).

Khi mua bán ngoại thương và xuất nhập khẩu hàng hóa, để bảo đảm chất lượng hàng hóa được giao và giải quyết vấn đề thanh toán, VIETCERT cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa xuất khẩu và cấp chứng nhận chất lượng lô hàng nhằm giải quyết vấn đề giao hàng và thanh toán cho người mua và người bán.



II. Các bước giao dịch ngoại thương xuất nhập khẩu hàng hóa

• Hợp đồng mua bán thương mại quốc tê xuất nhập khẩu hàng hóa

• Xuất khẩu và tài chính ngân hàng & mở L/ C

• Kiếm tra giao hàng tại nước xuất khấu

• Tư vấn Hợp đồng vận chuyễn vận tải - Vận chuyễn hàng hóa

• Giám định và Chứng Nhận hàng hóa xuất nhập khấu

• Bảo hiểm hàng hóa và vận chuyễn hàng hóa



Giám định chất lượng hàng hóa tại Việt Nam (và các nước) trước khi xuất khẩu nhằm tránh sản xuất hàng loạt hàng hóa không đúng qui cách, như người mua yêu cầu.

Giám định chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu cũng để có chứng nhận an toàn sức khỏe (health certificate), chứng nhận chất lượng (quality certificate), chứng nhận số lượng và trọng lượng (weight & quantity certificate), chứng nhận an toàn bao bì đóng gói (Phytosanitary certificate), chứng nhận kiểm dịch bệnh (như sâu bọ, vi trùng, ấu trùng cho động thực vật), chứng nhận hợp qui (Conformity Certificate) theo yêu cầu riêng của chính phủ nước nhập khẩu để hàng hóa nhập vào được nước nhập khẩu (đề hạn chế và ngăn ngừa lây lan).

                                   

Dịch vụ giám định hàng hóa xuất khẩu được tiến hành trước và thời gian trước khi sản xuất, trong quá trình sản xuất, trước khi xếp hàng, trong quá trình xếp hàng vào container hoặc phương tiện vận tải. Số lượng giám định có thể 100% lô hàng hoặc xx% theo yêu cầu của người mua.

Giám định và giám sát hàng hóa xuất khẩu để kiễm đếm và xác nhận số lượng hàng hóa được giao & nhận vào container, xếp xuống tàu biển đúng số lượng như ghi trong hợp đồng xuất khảu, packing list, invoice, vận đơn đường biển (B/L), biên nhận thuyền trưởng và chứng nhận số lượng hàng xuất

III. Các lĩnh vực giám định hiện nay:

1. Giám định tiền (trước) sản xuất

2. Giám định trong (quá trình) sản xuất

3. Giám định tiền (trước) xếp hàng

4. Giám định trong (quá trình) lúc xếp hàng

5. Giám định 100% sản phẩm

6. Giám định và giám sát quá trình sản xuất

7. Giám định và chứng nhận hàng hóa mua và bán xuất khấu

8. Giám định chất lượng hàng hóa xuất khẩu (theo qui định của hợp đồng)

9. Giám định xếp hàng, giám sát xếp hàng và kiểm đếm số lượng, cấp chứng nhận giám định

10. Giám định chất lượng hàng hóa (theo qui định của hợp đồng) và cấp chứng nhận giám định chất lượng

11. Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (theo L/C, Hợp đồng mua bán, PO., Invoice, Packing list, khác)

12. Giám định, kiểm định, phân tích, kiểm nghiệm và chứng nhận khác

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT là tổ chức có năng lực thực hiện các dịch vụ về giám định. Ngoài ra Vietcert còn cung cấp dịch vụ tư vấn, thử nghiệm, chứng nhận cho nhiều mặt hàng khác.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ Số Hotline: 0905 527 089

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

THỦ TỤC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC BIA NHẬP KHẨU

 

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC BIA NHẬP KHẨU


 - Theo quy định hiện hành, bia là mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, cá nhân, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu bia về nước theo quy định.

-            Mặt hàng Bia là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương. Căn cứ vào Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày  21 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công thương thì khi nhập khẩu bia về Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan.

-            Đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm: Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ, để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn cần đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với Bộ Công Thương. Quy định này áp dụng cho việc sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, và kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát và các sản phẩm thực phẩm khác.

DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý

-         Trước khi nhập về Doanh nghiệp cần có mẫu hàng hóa để thử nghiệm và làm Hồ sơ tự côngbố vệ sinh an toàn thực phẩm nộp tại Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

-         +Việc công bố lưu hành sản phẩm nhập khẩu: Sản phẩm bia và rượu được sử dụng cho con người phải thực hiện thủ tục công bố lưu hành sản phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Việc này đảm bảo rằng sản phẩm bạn nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn, chất lượng và tuân thủ quy định của Việt Nam

-       Khi đã tiến hành công bố sản phẩm xong Doanh nghiệp được phép nhập về

-            Hồ sơ cần có để nhập khẩu mặt hàng Bia

  •  Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
  •  Bản tự công bố sản phẩm;
  •  Tờ khai hải quan
  •  03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  •  Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice);
  •  Bản sao Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);
  •  Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
  •  Ngoài ra có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) hoặc chứng nhận y tế (Health Certificate) của sản phẩm.

Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Quà biếu, quà tặng trong định mức min thuế nhập khu theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT là tổ chức được chỉ định có năng lực Kiểm tra nhà nước hàng hóa thực phẩm thuộc Bộ Công Thương quản lý.Ngoài ra Vietcert còn cung cấp dịch vụ tư vấn, thử nghiệm, chứng nhận cho nhiều mặt hàng khác.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ Số Hotline: 0905 527 089